PHỤC HÌNH THÁO LẮP

PHỤC HÌNH THÁO LẮP

Chi Tiết Dịch Vụ

QUY TRÌNH PHỤC HÌNH THÁO LẮP

Phục hình tháo lắp - là phương pháp phục hình đơn giản có thể làm trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí, dễ dàng tháo lắp, không mài răng thật, giúp tái tạo chức năng của răng ăn nhai tốt hơn, khôi phục thẩm mỹ nụ cười và bảo vệ các răng còn lại.

Trước khi tiến hành phục hình tháo lắp, bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ, điều này phụ thuộc vào số lượng các răng bị mất, vị trí bị mất răng và tình trạng của răng bên cạnh răng bị mất và khả năng tài chính của bạn để đưa ra giải pháp phục hình phù hợp nhất.

Phục hình tháo lắp:

Bước 1: Xác định hàm bị mất răng cần phục hình
Bước 2: Khám và chụp X-QUANG
Bước 3: Lấy dấu và tạo hàm giả
Bước 4: Vệ sinh hàm
Bước 5: Lắp hàm giả
Bước 6: Kết quả sau khi phục hình

Sự khác biệt giữa răng giả tháo lắp nhựa, răng hỗn hợp nhựa kim loại và tháo lắp bằng hàm khung kim loại trên IMPLANT:

Hàm nhựa tháo lắp gồm nhựa dẻo và nhựa cứng có chi phí thấp hơn hàm kim loại, dễ tháo ra vệ sinh tuy nhiên sức nhai lại kém hơn, do được cố định bằng lực hít nên dễ lỏng lẻo, dễ vỡ khi ăn nhai dẫn đến chức năng ăn nhai giảm.

Hàm kim loại hỗn hợp tháo lắp là một khung sườn kim loại, toàn bộ cấu trúc hợp kim của khung (móc, yên, thanh nối) được gắn chung liền nhau thành một khối. Hàm khung được chỉ định cho những bệnh nhân mất răng xen kẽ với khoảng mất răng quá dài không thể làm phục hình cố định được. Tuy không thoải mái khi đeo như hàm nhựa nhưng lại có sức nhai cao hơn,trên nền hàm có thể làm răng nhựa hay răng sứ tháo lắp.

Hàm khung kim loại tháo lắp trên IMPLANT: với loại hàm này, các răng giả tháo lắp sẽ được liên kết trên khung kim loại lành tính để vít vào các răng thật trên cung hàm. Tùy vào kỹ thuật của từng cơ sở nha khoa và vào đặc điểm răng của từng người mà khung kim loại này sẽ được chế tạo cho phù hợp theo từng dạng.

Hàm này chủ yếu sử dụng cho người chỉ mất một số răng vì cần có trụ bám là những chiếc răng thật. Về độ bền, loại hàm này có độ bền chắc cao hơn so với hàm nền nhựa và cũng có những bất tiện nhất định. Quan trọng nhất việc dùng khung kim loại vít vào răng có thể làm cho răng thật bị co kéo dẫn đến răng yếu dần trong ăn nhai cũng như gây nên cảm giác ê nhức khó chịu.

Cách chăm sóc răng tháo lắp?
Nguyên tắc chung là: chải, ngâm và chải, luôn làm sạch răng giả của bạn trong một bát nước. Đánh sạch hàm răng giả của bạn trước khi ngâm để giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, cẩn thận đừng chải quá mạnh sẽ gây ra các rãnh trên bề mặt.

Hầu hết các nha sĩ khuyên sử dụng đầu bàn chải đánh răng vừa và nhõ,lông chải mềm. Hãy chắc chắn rằng bạn làm sạch tất cả các bề mặt của răng giả, bao gồm cả bề mặt tiếp xúc với nướu răng của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sử dụng tháo lắp bằng hàm khung kim loại trên IMPLANT.

Nên bỏ răng giả của bạn ra ngoài vào ban đêm để cho miệng được thư giãn. Và nhớ ngâm vào trong nước (nước thường, nước muối, nước ngâm hàm) tránh để hàm răng giả bị cong hay nứt.

Gọi cho chúng tôi
Nhắn cho chúng tôi qua Messenger
Nhắn cho chúng tôi qua Zalo